Những bài tập thể dục cho người bị tiểu đường hàng ngày

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng bài tập thể dục cho người bị tiểu đường nào thì phù hợp. Mang lại hiệu quả cao và an toàn cho người bệnh. Bài viết sẽ chia sẻ những thông tin mà các bạn đang tìm kiếm.

Nhiều nghiên cứu chứng minh tập thể dục giúp duy trì trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải, thân thể khỏe mạnh. Nó giúp giảm lượng đường trong máu, giảm huyết áp. Hơn nữa, còn cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm sự căng thẳng. Nhưng những bài tập thể dục cho người bị tiểu đường nào đạt kết quả tốt nhất ?

Bài tập thể dục cho người bị tiểu đường hiệu quả nhất
Bài tập thể dục nào tốt nhất cho người bị bệnh tiểu đường

Có rất nhiều môn thể dục, thể thao nhưng không phải môn nào cũng thích hợp với người bệnh tiểu đường. Và các môn thể dục như đi bộ ngoài trời hay trên máy chạy bộ, bơi lội, đạp xe bên ngoài hoặc sử dụng các loại xe đạp tập thể dục tại nhà là phù hợp nhất với những người bệnh.

>>> Tham khảo nhanh những mẫu máy chạy bộ HOT nhất đang bán chạy cho gia đình

Tùy theo điều kiện tuổi tác, thể lực và hoàn cảnh, người bệnh có thể lựa chọn một trong những loại hình thể dục trên để tập luyện. Nhưng có lẽ dễ dàng nhất vẫn là tập đi bộ và đạp xe. Đơn giản vì chúng không yêu cầu quá nhiều thời gian, dễ dàng sắp xếp lịch tập luyện thường xuyên.

Tác dụng của tập đi bộ với người bị tiểu đường

Theo y học cổ truyền, tập đi bộ là liều thuốc tốt nhất, cũng là bài tập thể dục cho người bị tiểu đường phổ biến, đơn giản mà hiệu quả cao. Tuy nhiên, đi bộ thì được nhưng chạy bộ lại không tốt vì sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi thay vì giúp cơ thể thư giãn như khi đi bộ.

Tác dụng của đi bộ với người bị tiểu đường

Tập đi bộ sẽ tác dụng lên nhiều bộ phận cơ thể như xương, bắp thịt, tim mạch, phổi… Nó gián tiếp xoa bóp các nội tạng. Đi bộ thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho cơ bắp, ngăn ngừa các căn bệnh về tim. Thêm vào đó, bài tập này cũng sẽ tăng cường chức năng hô hấp. Nhờ vậy sẽ điều hòa quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Cực kỳ có lợi cho người bị bệnh tiểu đường.

Như vậy, tập đi bộ sẽ giúp giảm lượng đường trong máu, tiêu hao năng lượng. Giúp giảm cân, giảm căng thẳng. Đem lại sự thoải mái, thư giãn cho cơ thể.

Thông thường sẽ có 4 phương pháp đi bộ. Người bệnh tùy vào tình trạng sức khỏe nên lựa chọn cho mình một bài tập phù hợp.

  • Loại 1: Đi 60 đến 90 bước trong một phút và thời gian đi bộ từ 30 đền 60 phút tùy thể lực mỗi người. Loại này là loại phổ biến nhất, tốt cho sức khoẻ, giúp sống lâu.
  • Loại 2: Đi bộ vung tay ra sau và trước mạnh mẽ ngang đến vai và ngực. Loai này tốt cho những bệnh mãn tính về đường hô hấp
  • Loại 3: Xoa bóp bụng trong lúc đi. Loại này tốt cho bệnh ăn không tiêu, đầy bụng và các bệnh mạn tính khác của hệ tiêu hóa
  • Loại 4: Theo loại này, nhịp đi bộ tùy thuộc vào nhịp mạch của người đi bô. Một người trên 60 tuổi có nhịp tim là 119 nhịp/phút thì nhịp đi bộ sẽ là 110 bước/phút.. Thời gian đi bộ lâu từ 30 tới 60 phút tùy theo mỗi người. Loại này dành cho người trung niên và lớn tuổi bị chứng mập phì, cao huyết áp và các bệnh tim khác. Mội lần đi bộ theo loại này cơ thể sẽ đốt chừng 300 tới 500 calori

Thường ra người bệnh nên đi bộ cách ngày, mỗi ngày từ 30 tới 60 phút. Nên đi bộ lúc đường trong máu có khuynh hướng lên cao tức là từ 1 đến 2 tiếng sau bữa ăn hoặc đi bộ vào buổi sáng trước khi uống thuốc và ăn sáng.. Người bệnh mà mập phì thì nên đi bộ nhiều hơn tức là 5 hay 6 lần một tuần , mỗi lẩn từ 30 tới 60 phút.

Xem thêm : 

Bài tập đạp xe mang lại tác dụng gì cho người tiểu đường

Đạp xe đạp cũng là bài tập dễ dàng thực hiện và phù hợp với những người tiểu đường. Hơn nữa, bạn có thể tập luyện ngay tại nhà chỉ với một chiếc xe đạp thể dục nhỏ gọn đặt trong căn phòng của mình.

>>> Lướt nhanh những xe đạp thể dục cố định tốt nhất cho người bị tiểu đường

Tác dụng của xe đạp tập thể dục với bệnh tiểu đường

Dưới đây là những tác dụng mà người bị tiểu đường nên biết khi tập với xe đạp thể dục.

  • Giảm đường trong máu và cải thiện khả năng sử dụng đường của cơ thể.
  • Tăng tác dụng của insulin: khi tập vận động đều đặn, lượng Insulin cần thiết để tiêm có thể giảm.
  • Giảm nguy cơ bệnh tim mạch nhờ làm giảm cholesterol xấu (LDL), tạo ra mảng xơ vữa làm tắc nghẽn mạch máu. Đồng thời tập vận động làm tăng cholesterol tốt (HDL), bảo vệ tim mạch.
  • Cải thiện được huyết áp: khi huyết áp cao ở mức nhẹ và trung bình.
  • Thích nghi của cơ thể: làm tăng hiệu quả của tim, phổi, hệ thống tuần hoàn cả khi nghỉ cũng như khi làm việc. Cải thiện khả năng vận chuyển oxy làm tăng độ dai bền và sức chịu đựng của cơ thể.
  • Duy trì và tăng cường sự linh hoạt của khớp: giúp bạn dẻo dai và giữ thăng bằng tốt.
  • Kiểm soát trọng lượng cơ thể: giúp đốt bỏ năng lượng dư thừa (dự trữ ở tế bào mỡ) như thế sẽ giúp giảm cân hoặc duy trì trọng lượng cơ thể.
  • Giúp chế ngự căng thẳng (stress) trong sinh hoạt hằng ngày. Qua tập vận động bạn có nhiều năng lượng hơn, thư giãn hơn và bạn cảm thấy ít mệt hơn.

Xem ngay : 

Hai bài tập thể dục cho người bị tiểu đường mà chúng tôi giới thiệu trên đây mang lại những hiệu quả tốt. Tuy nhiên, người tập cũng cần chú ý tình trạng sức khỏe bản thân trong khi tập. Nên ngưng tập nếu có những triệu chứng như : đau tức ngực, uể oải chóng mặt, mệt khác thường, tim đập không đều, ra mồ hồi quá nhiều và khó thở.

Với bài viết này hy vọng sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Chúc các bạn thành công.

 [martfury_products_carousel title=”Sản phẩm liên quan” links_group=”%5B%7B%7D%5D” infinite=”true” cat=”xe-dap-tap-the-duc” brand=””]

0/5 (0 Reviews)