Máy chạy bộ là thiết bị tập thể dục được sử dụng để thực hiện bài tập chạy bộ ngay tại nhà hoặc tại phòng gym. Cấu tạo của máy tập chạy bộ bao gồm 1 băng chạy, motor điện và bảng màn hình điều khiển hiển thị các thông số.
Máy chạy bộ tại nhà có thể được thiết kế đơn năng hoặc đa năng bằng việc tích hợp thêm một số bài tập như massage, xoay eo, gập bụng nhằm đem lại sự hiệu quả và đa dạng bài tập cho người dùng.
I. Lịch sử ra đời máy chạy bộ tại nhà gấp gọn
Nghe có vẻ khó tin, máy chạy bộ là sản phẩm được chế tạo năm 1871 bởi kỹ sư người Anh, William Cubitt với mục đích để trừng phạt các tù nhân. Những người bị phạt sẽ phải chạy 6 tiếng mỗi ngày nhằm tạo ra chuyển động để nghiền bột ngô.
Mãi tới năm 1940, bác sỹ người Mỹ, Robert Bruce đã phát triển máy tập chạy để kiểm tra mức độ căng thẳng. Và sau đó sử dụng như một thiết bị phòng thí nghiệm cho các bác sỹ tim mạch nhằm kiểm tra và điều trị sức khỏe con người.
Cho đến năm 1968 khi phong trào thể dục được yêu thích, Máy chạy bộ mới được phát triển dành cho vận động viên tập luyện tại nhà. Và dụng cụ này được sử dụng làm thiết bị tập luyện cho tới ngày nay.
II. Cấu tạo của máy chạy bộ điện
Ngày nay, thiết bị chạy bộ bằng điện được sử dụng phổ biến dể thay thế cho các dòng máy chạy bằng cơ đã lỗi thời. Cấu tạo chủ yếu bao gồm các bộ phận:
1. Thân máy chạy bộ tại nhà gấp gọn
Thân máy là bộ phận nâng đỡ và chịu tải trọng cho toàn bộ một chiếc máy chạy. Vì vậy, chúng thường được làm bằng thép chịu lực cao. Máy có khung sườn càng to, chắc chắn thì khả năng chịu rung lắc và tải trọng càng cao, độ bền càng lâu. Các dòng máy chạy bộ phòng gym thường có khung sườn to lớn và chắc chắn hơn các dòng dùng cho gia đình. Điều này sẽ giúp máy có thể hoạt động với tần suất cao, thời gian dài.
2. Băng tải
Băng tải nằm trong cơ cấu chuyển động của một chiếc máy tập chạy. Đây chính là đường chạy để người dùng bước đi hoặc chạy trên đó.
Băng tải thường được làm nhiều lớp, chất liệu chủ yếu là PVC hoặc cao su. Bề mặt thường được thiết kế các vân kim cương hoặc vân chống trơn trượt, nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng khi sử dụng.
3. Động cơ điện trên máy tập chạy
Động cơ có thể xem là trái tim của một chiếc máy chạy bộ tạo ra cơ cấu truyền động làm quay băng tải.
Công suất của động cơ điện được tính bằng mã lực (Hp). Có nhiều loại công suất khác nhau như 1.0 Hp, 1,5 Hp… 4.0 Hp hoặc cao hơn nữa tùy vào cấu hình và yêu cầu.
4. Màn hình hiển thị
Màn hình hiển thị dùng cho người tập theo dõi các thông số tập luyện như tốc độ, quãng đường, thời gian, nhịp tim. Màn hình hiển thị có nhiều loại như LCD, LED, hiện đại nhất hiện nay là công nghệ màn hình cảm ứng, tích hợp hệ điều hành Android. Giúp người dùng có thể vừa tập luyện vừa nghe nhạc, xem phim giải trí ngay trên màn hình của máy.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều mẫu mã máy chạy đa dạng đến từ các thương hiệu uy tín như Pro Fitness, Động Lực, Mofit, HQ, Viking… Với nhiều thiết kế có cả đa năng tích hợp nhiều bài tập như rung massage, xoay eo, gập bụng… hoặc các dòng đơn năng.
III. Lợi ích của máy chạy bộ
1. Cải thiện thể chất, đốt cháy calo và giảm cân
Máy chạy bộ có lợi cho hệ tim mạch của bạn và là một cách tuyệt vời để tăng cường thể chất của bạn. Chạy bộ làm tăng nhịp tim, giúp tim khỏe mạnh đồng thời cải thiện tuần hoàn. Nếu bạn đang hy vọng giảm cân, chạy bộ là một cách tuyệt vời để đốt cháy calo: trong 30 phút, bạn có thể đốt cháy 300 calo khi chạy một dặm 10 phút.
2. An toàn hơn với khớp gối
Máy chạy bộ có thể có lợi cho khớp của bạn. Các sàn máy chạy bộ tốt nhất có hệ thống hấp thụ sốc để hấp thụ một số tác động của hoạt động chạy. Bằng cách này, họ cung cấp một giải pháp thay thế có tác động thấp hơn mà không cần phải giảm quá trình luyện tập của bạn. Một sàn máy chạy bộ tốt có thể giảm tác động đến khớp xương của bạn lên đến 30%.
3. Không lo lắng thời tiết
Thời tiết thất thường có thể là nguyên nhân chủ yếu làm sao lãng lịch tập thường xuyên của bạn. Điều đó dẫn tới giảm hiệu quả và lãng phí công sức bạn đã bỏ ra. Với một chiếc máy chạy bộ tại nhà bạn không cần phải lo lắng tới vấn đề đó. Có thể tập luyện bất kể thời tiết nào cực kỳ thuận tiện
4. An toàn hơn
Chạy bộ ngoài trời vào sáng sớm hoặc chiều tối có thể là sở thích của nhiều người. Tuy nhiên nó cũng có nhiều nguy cơ gây mất an toàn. Chẳng hạn cướp giật, xe cộ đông đúc…
Máy tập chạy tại nhà giải quyết được tình trạng khó xử đó. Có ít mối nguy hiểm hơn nhiều; không có ô tô hoặc bề mặt không bằng phẳng, để bắt đầu.
IV. Cách chọn mua máy chạy bộ cho gia đình
Phần này sẽ giúp bạn xem xét các yếu tố về tính năng và những vấn đề cần thiết trước khi mua máy chạy bộ tại nhà cho gia đình. Nếu bạn vẫn băn khoăn có thể liên hệ với chúng tôi theo số máy 094.189.6889 để được hỗ trợ tư vấn.
1. Kiểm tra trọng lượng tối đa của người tập
Trọng lượng tối đa của người dùng là một tiêu chí cần thiết để chỉ ra chất lượng của khung, dây đai và động cơ của máy chạy bộ. Trọng lượng người dùng tối đa trên 140 kg cho thấy máy chạy bộ mạnh mẽ để chạy tại nhà thường xuyên . Máy tập chạy thể dục tại nhà sử dụng trong các phòng tập gym thường có trọng lượng người dùng tối đa trên 180kg.
2. Mã lực hay công suất của máy chạy bộ
Thuật ngữ “mã lực” là một đơn vị đo công suất động cơ. Mã lực lớn (3 hp trở lên) thường biểu thị động cơ chất lượng cao hơn sẽ hoạt động lâu hơn so với kích thước động cơ nhỏ.
Các thương hiệu máy chạy bộ thường đưa ra hai cách đo mã lực, liên tục và đạt đỉnh. Ví dụ, motor liên tục 1,75 Hp, đạt đỉnh 3.0 Hp. Chúng tôi khuyên bạn nên tập trung chú ý vào công suất liên tục của máy.
Một số máy chạy chất lượng thấp hơn đề cập đến công suất của chúng bằng watt. Có 750 watt đến 1 Hp. Nếu bạn muốn chạy trên 3 lần mỗi tuần hoặc bạn nặng trên 63 kg, nên sử dụng loại có động cơ trên 2.5 Hp trở lên
3. Khung sườn máy
Khung máy thường là làm bằng thép dày to sẽ đảm bảo sự chắc chắn, ổn định khi hoạt động ở cường độ cao. Bạn có thể xem xét độ dày và chắc của khung sườn thông qua tổng trọng lượng của máy.
4. Theo dõi nhịp tim và chương trình tập
Máy chạy bộ thông thường sử dụng cảm biến nhịp tim trên tay cầm. Cảm biến tay đi kèm với hầu hết các máy tập thể dục và lấy mạch của bạn thông qua nắm tay.
Tập luyện nhịp tim mục tiêu có thể được sử dụng để hỗ trợ các mục tiêu khác nhau, từ đốt cháy chất béo và giảm cân đến phát triển năng lực hiếu khí tối đa. Vùng nhịp tim mục tiêu được chọn trước khi tập luyện dựa trên mục tiêu của từng người dùng.
Hệ thống bài tập thiết lập sẵn trên máy cũng khá quan trọng đem lại cho bạn sự đa dạng và hiệu quả tốt hơn.
5. Chọn vị trí đặt máy chạy bộ tại nhà nhỏ gọn
Chúng tôi khuyên bạn không nên để các thiết bị điện tử trong phòng lạnh hoặc ở những nơi ẩm thấp. Điều này có thể gây ra ngưng tụ hơi nước bảng mạch gây chập cháy giảm độ bền của máy.
Ngoài ra cũng không nên để máy ở những nơi quá nóng, có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Nó sẽ gây là sự khó chịu cho bạn khi tập luyện.
Nếu có thể, chúng tôi khuyên bạn nên đặt máy chạy bộ trong phòng có TV hoặc dàn âm thanh nổi. Bật các giai điệu thúc đẩy hoặc bộ phim truyền hình yêu thích của bạn sẽ giúp bạn hòa nhập vào khu vực và vượt qua quá trình luyện tập của mình.
6. Không gian lắp đặt
Máy chạy bộ có thể sẽ có kích thước khá lớn. Vì vậy, hãy kiểm tra kích thước lắp ráp và đo đạc trước khi mua nếu bạn không chắc chắn. Để đảm bảo an toàn, hãy dành ra một không gian đủ rộng xung quanh máy chạy bộ. Đặc biệt là phía sau máy không có bất kỳ vật cản nào như tường hay bàn ghế…
7. Giá máy chạy bộ đa năng tại nhà
Sẽ có rất nhiều mức giá tùy thuộc công suất động cơ, trọng lượng, chất lượng khung sườn, công nghệ trang bị. Vì vậy, lựa chọn mua máy tập chạy đa năng tại nhà với giá bao nhiêu tùy thuộc và điều kiện kinh tế, nhu cầu tập luyện của cả gia đình bạn.
Một chiếc máy chạy bộ tại nhà sẽ có giá dao động từ 7 triệu đồng cho tới hàng chục triệu đồng. Những dòng máy cao cấp đắt tiền thường sở hữu motor khỏe, khung sườn to, độ ổn định và độ bền cao….
V. Các loại máy tập chạy bộ gia đình nhỏ gọn
1. Máy tập chạy bộ đơn năng
Các dòng đơn năng có thiết kế đơn giản chỉ sử dụng cho mục đích đi bộ, chạy bộ. Máy vẫn được tích hợp các chương trình chạy bộ thiết lập sẵn, điều chỉnh tốc độ và độ dốc.
2. Máy tập chạy bộ đa năng
Các dòng máy chạy bộ đa năng thường được trang bị thêm đầu massage, giá để chân gập bụng…. Nhằm tăng thêm các bài tập thể dục cho người dùng.
3. Máy chạy bộ mini gấp gọn
Máy chạy bộ mini gấp gọn có thiết kế cực kỳ đơn giản với 1 băng chạy. Ưu điểm là nhỏ nhẹ, tiết kiệm không gian, có thể xếp gọn khi không sử dụng. Nhưng các dòng máy này thường có công suất động cơ không cao, chủ yếu sử dụng cho mục đích đi bộ.
VI. Cửa hàng bán máy chạy bộ tại Hà Nội
Thể Thao Khởi Nguyên cung cấp nhiều mẫu máy chạy bộ tại nhà đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng và uy tín tại thị trường Việt Nam như Pro Fitness, Mofit, HQ…. Có nhiều mẫu mã và giá cả để các bạn lựa chọn dựa theo nhu cầu sử dụng và tập luyện của cả gia đình.
Ngoài ra, Thể Thao Khởi Nguyên còn cung cấp các loại xe đạp tập thể dục, dụng cụ thể thao, thể hình tại Hà Nội.
- Cam kết luôn bán hàng chính hãng và mới 100% đến từng khách hàng.
- Giao hàng thu tiền tại nhà. Miễn phí vận chuyển lắp đặt trong nội thành Hà Nội.
Thông tin liên hệ mua hàng
- Địa chỉ showroom: Số 162C Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Liên hệ: 094.189.6889
- Email: thethaokhoinguyen@gmail.com
- Website: https://thethaokhoinguyen.com