Luật giao bóng bàn đánh đơn và đôi mới nhất

Trong một trận đấu bóng bàn, những pha phát bóng tốt có thể mang lại lợi thế trong trận đấu về điểm số cho người chơi có quyền giao bóng. Tuy nhiên, để mang lại lợi thế về điểm số khi giao bóng, bạn cũng phải tuân thủ đầy đủ luật giao bóng bàn được quy định bởi liên đoàn bóng bàn thế giới.

I. Luật giao bóng bàn mới nhất

Luật giao bóng bàn mới nhất luôn được Liên đoàn bóng bàn thế giới quy định rõ trong luật bóng bàn theo thể thức thi đấu đánh đơn, hay đánh đôi như dưới đây:

1. Luật giao bóng bàn đánh đơn

Động tác tung bóng

  • Người chơi cầm quả bóng bàn trong lòng bàn tay, vị trí đặt tay ở phía sau đường biên ngang và phía trên mặt bàn.
  • Lòng bàn tay của người giao bóng phải được giữ phẳng để trọng tài và đối thủ có thể quan sát được động tác giao bóng.
  • Bóng được tung lên độ cao tối thiểu 16cm so với vị trí tung bóng
  • Quả bóng được tung lên không được xoáy.

luat giao bong ban moi nhat

Quỹ đạo bóng và điểm tiếp xúc với mặt bàn

  • Khi bóng được tung lên và bắt đầu rơi, người giao bóng phải đánh sao cho bóng chạm vào mặt bàn của mình trước, sau đó nảy qua lưới và chạm vào mặt bàn của đối phương.
  • Trong quá trình giao bóng, bóng và vợt phải nằm phẳng trên mặt bàn thi đấu.

Luật đổi phát bóng

  • Cứ sau 2 điểm người chơi sẽ đổi giao bóng (cho đến khi một bên dành chiến thắng với cách biệt 2 điểm).
  • Nếu tỷ số séc đấu hoà 10-10 thì lúc này luật giao bóng sẽ được thực hiện sau khi mỗi bên ghi được 1 điểm.

luat giao bong

2. Luật giao bóng bàn trong thể thức thi đấu đôi

Động tác tung bóng

  • Người chơi đặt bóng trong lòng bàn tay, vị trí đặt tay ở phía sau đường biên ngang và nằm ở trên bàn.
  • Lòng bàn tay tung bóng của người giao bóng phải được mở phẳng bàn tay ta để trọng tài và đối thủ có thể quan sát hành động giao bóng.
  • Bóng được tung lên độ cao ít nhất 16 cm (so với vị trí ném).
  • Quả bóng được tung không được xoáy.

Điểm tiếp xúc của bóng

  • Khi bắt đầu giao bóng, người giao bóng cần đứng ở bên phải sân và đánh bóng về bên phải sân đối phương.
  • Khi bóng được tung lên và bắt đầu rơi, người giao bóng phải đánh sao cho bóng chạm vào bề mặt bên phải bàn của mình trước, sau đó nảy qua lưới và chạm vào bề mặt bên phải bàn thi đấu của đối phương.
  • Trong quá trình giao bóng, bóng và vợt phải nằm phẳng trên mặt bàn thi đấu.

Luật đổi giao bóng trong thể thức thi đấu đôi

  • Trong 1 set đấu bóng bàn thể thức thi đấu đôi, thứ tự giao bóng cần thay đổi như sau: người chơi A1 của đội A giao bóng 2 lần liên tiếp, sau đó quyền giao bóng được đổi cho đội B, sau đó cầu thủ B1 của đội B giao bóng 2 lần liên tiếp và trả lại quyền giao bóng cho người chơi A2 của đôi A giao bóng 2 lần liên tiếp, sau đó trả giao bóng lại cho người chơi B2 của đội B. Thứ tự giao bóng được hoán đổi liên tục cho đến khi 1 đội dành chiến thắng.
  • Cứ sau 2 điểm được ghi sẽ diễn ra việc đổi giao bóng, cho đến khi một bên dành chiến thắng với cách biệt 2 điểm trở lên.
  • Nếu tỷ số đến 10:10 (hòa), luật giao bóng sẽ được thực hiện sau khi ghi được 1 điểm.

luat giao bong danh doi

Lưu ý giao bóng Let

Nếu trong quá trình giao bóng, bóng chạm vào lưới nhưng vẫn qua phần bàn của đối phương theo đúng quy định, người chơi sẽ được giao bóng lại.

II. Lỗi giao bóng hay mắc phải

Những lỗi thường gặp khi giao bóng trong bóng bàn:

1. Tung bóng sai cách

Người chơi tung bóng không đạt độ cao tối thiểu (16cm) hoặc chạm vào bóng trước khi rơi.

Sửa lỗi: tung bóng lên không trung cao ít nhất 16 cm. Chỉ tiếp xúc khi bóng khí bóng rơi xuống.

2. Giao bóng ẩn

Vị trí tay tung bóng ở dưới mặt bàn.

Sửa lỗi: Theo quy định của ITTF, vị trí tay người giao bóng phải để trên mặt bàn khi tung bóng, và phải tung bóng cao ít nhất 16cm.

3. Bóng bị khuất

Che bóng bàn bằng cơ thể, quần áo… khi giao bóng.

Sửa lỗi: Người chơii giao bóng cần để bóng trên bàn tay phẳng để đối phương và trọng tà nhìn thấy bóng.

4. Giao bóng nhanh

Người chơi giao bóng nhanh khi đối phương chưa sẵn sàng hoặc trọng tài chưa thổi còi/ra hiệu tay.

Sửa lỗi: Người chơi chỉ có thể giao bóng sau khi nhận được tín hiệu giao bóng của trọng tài.

5. Chậm trễ giao bóng

Khi người chơi nhận tín hiệu giao bóng từ trọng tài nhưng không giao bóng luôn, mà cố tình làm chậm việc giao bóng nhằm mục đích làm giảm tinh thần thi đấu của đối phương.

Sửa lỗi: Ngay sau khi nhận được tín hiệu giao bóng từ trọng tài, người chơi phải thực hiện giao bóng ngay.

Trên đây là luật giao bóng bàn được Thể Thao Khởi Nguyên cập nhật mới nhất theo ITTF, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về luật giao bóng.

5/5 (1 Review)