Những tư thế Yoga giảm căng thẳng hiệu quả tốt nhất

Căng thẳng luôn làm cơ thể mệt mỏi gây cảm giác chán chường. Những động tác Yoga giảm căng thẳng dưới đây sẽ giúp bạn tĩnh tâm lấy lại sự thanh bình.

Yoga là phương pháp tập luyện đòi hỏi sự kết hợp giữa tinh thần và thể xác. Dựa trên nguyên tắc kiểm soát hơi thở và giữ cơ thể ở nguyên một tư thế, qua đó làm chủ và điều khiển sự dẻo dai của cơ thể. Tập Yoga mang lại những lợi ích có thể nhận thấy như cải thiện vóc dáng, điều hòa khí huyết, điều trị bệnh tật và tăng cường sức mạnh, sự cân bằng. Không chỉ vậy, những người tập Yoga còn ít bị trầm cảm, stress trong công việc hơn.

Tại sao tập Yoga giảm căng thẳng và stress hiệu quả. Hãy cùng Khởi Nguyên Sport tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Những tư thế yoga giảm căng thẳng hiệu quả

Tập Yoga giúp tinh thần thư thái, tập trung tốt hơn.

Các động tác Yoga giúp điều hòa cơ thể, rèn luyện sự điềm tĩnh, giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ, lo âu của cuộc sống thường nhật. Khi tập luyện Yoga, chúng ta phải tập trung cao độ vào các động tác nên tâm trí được giải phóng khỏi những căng thẳng và áp lực. Khi tâm trí được nghỉ ngơi sẽ giúp tinh thần thư thái, sảng khoái, tập trung tốt hơn, bạn cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống.

Các bài tập Yoga là phương pháp giải tỏa căng thẳng, stress rất tốt. Giúp cơ thể luôn thoải mái, vui vẻ và năng động cho các hoạt động của ngày mới. Mang tới một ngày mới làm việc và học tập hiệu quả hơn.

Tập Yoga giúp bạn luôn tràn đầy năng lượng

Tập Yoga ngoài trời vào buổi sáng sẽ cung cấp oxy, tăng lượng máu tuần hoàn. Từ đó cân bằng nhịp thở, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Thêm vào đó, não được cung cấp nhiều oxy hơn giúp tinh thần hứng khởi, phấn chấn, sáng suốt và tập trung tốt hơn cho công việc.

Tập Yoga tạo ra Endorphin – Hormone hạnh phúc

Tương tự như các hình thức vận động thể dục khác. Tập Yoga cũng tạo ra các Endorphin trong quá trình tập luyện. Đây là những chất truyền dẫn thần kinh trong não, giúp cải thiện tâm trạng, tạo cảm xúc tích cực, giảm đau cùng các triệu chứng trầm cảm, căng thẳng, lo lắng. Endorphin cơ bản là một liều thuốc chống trầm cảm, căng thẳng và giảm đau hoàn toàn tự nhiên cho con người.

Thêm vào đó, tính linh hoạt, độ dẻo dai và sức mạnh thu được trong quá trình tập luyện Yoga có thể giúp bạn ngăn ngừa thương tích, giảm các chứng đau mãn tính.

Yoga bắt bạn phải tập trung vào hơi thở

Nếu ai đó gặp phải căng thẳng, lo lắng thì hơi thở của họ thường ngắn và gấp. Điều này thực sự có thể làm cho tình trạng căng thẳng trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, khi bạn lo âu, mệt mỏi hay gặp khó khăn trong vấn đề nào đó. Hãy tập trung vào các động tác tập Yoga giảm căng thẳng. Hít thật sâu và thở chậm rãi, bạn sẽ nhận thấy những thay đổi đáng kể trong tình thần của mình ngay lập tức.

Khi đồng hành cùng Yoga sẽ giúp bạn trút bỏ những lo toan, phiền muộn của cuộc sống. Sau mỗi buổi tập, bạn sẽ cảm thấy lạc quan, yêu đời và sống tích cực hơn. Đó là lý do vì sao tập Yoga giảm căng thẳng hiệu quả hơn các phương pháp thư giãn thông thường.

Những tư thế Yoga giảm căng thẳng thần kinh nên tập hàng ngày

Những tư thế Yoga giảm căng thẳng dưới đây sẽ giúp bạn thoải mái về tinh thần. Phù hợp với cả những người mới bắt đầu tập luyện cho đến những tín đồ Yoga thực thụ.

1. Tư thế đứa trẻ – Balasana

Động tác Yoga này sẽ giúp bạn tĩnh lặng, điều hòa hơi thở và xoa dịu tâm trí, loại bỏ lo lắng và stress. Đồng thời nó kéo giãn phần lưng, thư giãn ngực và vai. Làm linh hoạt các cơ quan trong cơ thể, tăng khả năng đề kháng. Tư thế này rất tốt cho những ai hay bị chóng mặt, đau đầu. Tập luyện thường xuyên sẽ giảm đau lưng và đau cổ.

Cách thực hiện tư thế em bé

  • Ngồi xuống sàn, gập chân lại với nhau và ngồi lên gót chân. Khi bạn cảm thấy thoải mái, mở rộng đầu gối và hông, hít thở đều
  • Gập người về trước giữa 2 đùi và thở ra.
  • Từ từ mở rộng hông và thư giãn giữa 2 đùi.
  • Vươn thẳng tay qua đầu, thẳng hàng với đầu gối. Thả lỏng vai trên sàn. Cảm nhận sức nặng của vai trên cạnh vai chạm sàn.
  • Đây là tư thế thư giãn, nên bản có thể duy trì tư thế bất cứ khi nào từ 30s đến vài phút.
  • Để kết thúc tư thế, thư giãn, hít thở đều và nâng người lên từ từ

Tư thế Yoga em bé

2. Tư thế cây cầu (Setu Bandha Sarvangasana)

Tư thế cây cầu giúp bạn kéo giãn một cách nhẹ nhàng phần lưng và chân đồng thời giảm nhẹ áp lực căng thẳng. Nó giảm cảm giác lo lắng, triệu chứng đau lưng, đau đầu thậm chí là một trong những liệu pháp hiệu quả giảm thiểu căn bệnh cao huyết áp.

Tập luyện tư thế cây cầu thường xuyên còn giúp cải thiện chức năng tuyến giáp, do tư thế này giúp giải phóng hóc môn thyroxin. Đây cũng là tư thế được khuyến khích cho người có vấn đề loãng xương.

Cách thực hiện tư thế cây cầu

  • Bạn có thể thực hiện tư thế này theo các bước đơn giản dưới đây
  • Đầu tiên, nằm xuống trong tư thế nằm ngửa
  • 2 tay bạn đặt xuôi cạnh hông-đùi
  • Gập đầu gối và dùng tay nắm lấy cổ chân bạn/ bạn cũng có thể không cần nắm cổ chân mà đan tay vào nhau đặt thẳng tay xuống thảm.
  • Khoảng cách giữa 2 bàn chân nên rộng bằng vai
  • Hít sâu nâng lưng của bạn lên. Cảm nhận sự căng của lưng và cổ
  • Giữ tư thế tầm 30s hoặc lâu hơn, thở đều và chậm
  • Từ từ nằm xuống, thở chậm và sâu, thư giãn
  • Lặp lại động tác 3-5 lần

Tư thế Yoga cây cầu

3. Tư thế Dựng chân (Viparita Karani)

Tư thế thư giãn chân trên tường là tư thế có tác dụng chống lão hóa cho cơ thể rất tốt ngoài những tác dụng cho sức khỏe khác. Một số nghiên cứu của người Hindu cho rằng, tư thế thư giãn chân trên tường không chỉ làm giảm nếp nhăn mà còn giúp bạn đẩy lùi tuổi già. Khi thực hiện tư thế này, máu sẽ lưu thông đến mọi phần của cơ thể, giúp cơ thể chống chọi và đẩy lùi bệnh tật.

Ngoài ra, tư thế Yoga này còn có tác dụng giảm đau lưng, viêm khớp, nhức đầu chóng mặt, các vấn đề về tiêu hóa. Giảm lo âu và trầm cảm nhẹ.

Cách thực hiện tư thế thư giãn chân trên tường

  • Đây là tư thế giúp cơ thể phục hồi, một số người có thể thực hiện với sự hỗ trợ dưới lưng bởi gối hoặc tấm chăn gấp gọn. Hãy để bên cạnh mình một chiếc gối nhé.
  • Tìm một chỗ cạnh tường và ngồi cạnh đó, đầu tiên gập chân bàn chân chạm sàn và mở rộng chân
  • Thở ra, nằm xuống sàn, giơ chân lên dựa vào tường, lòng bàn chân hướng lên. Bạn có thể từ từ điều chỉnh tư thế sao cho cảm thấy thoải mái nhất.
  • Nâng mông của bạn xa tường một chút hoặc có thể đặt mông sát tường
  • Đảm bảo rằng lưng và cổ bạn thư giãn thoải mái trên sàn. Cả cơ thể bạn sẽ tạo thành góc 90 độ
  • Nâng hông lên một chút, bạn có thể dùng tay hỗ trợ dưới hông.
  • Giữ đầu và cổ nhìn thẳng lên trên, thả lỏng cổ họng và mặt bạn
  • Nhắm mắt lại và điều hòa nhịp thở. Hãy giữ tư thế trong vài phút. Sau đó thả lỏng. Hãy điều hòa hơi thở trước khi bạn ngồi dậy.

Tư thế Yoga dựng chân vào tường

4. Động tác con mèo (Marjaryasana)

Ngay cả những chú mèo xinh đẹp cũng trở thành nguồn cảm hứng Yoga. Tư thế con mèo là tư thế giúp kéo giãn phần lưng dưới, massage phần cột sống, giúp cơ thể giải phóng năng lượng.

Cố gắng uốn cong phần lưng thành hình vòng cung 10 lần trong khi tập trung vào các nhịp hít thở sâu để đạt hiệu quả tốt nhất. Đây là một trong số những động tác chuyển tiếp giúp chúng ta lắng đọng tâm trí và tập trung vào hơi thở.

Cách Thực hiện tư thế con mèo

  • Bắt đầu với tư thế cơ thể đứng trên 2 tay và đầu gối giống như một cái bàn, bàn tay, đầu gối và chân mở rộng và trên một đường thẳng
  • 2 cánh tay đặt vuông góc với sàn, 2 tay mở rộng bằng vai, đầu gối mở rộng như chiều rộng của hông bạn
  • Nhìn về phía trước
  • Hít vào và đưa cằm bạn về phía ngực tư thế cúi đầu hướng về rốn, cong lưng hướng lên trên sàn hết mức có thể, siết hông
  • Hít thở sâu và chậm, giữ tư thế trong vài nhịp thở
  • Từ từ thở ra chậm, trở lại tư thế ban đầu
  • Thực hành tư thế 5-6 lần và kết hợp với tư thế con bò

Tư thế Yoga con mèo

5. Tư thế Yoga cúi xuống đầu gối (Janu Sirsasana)

Mỗi khi lưng bị cứng mỏi do ngồi làm việc liên tục trên máy tính thực hiện tư thế Yoga cúi xuống đầu gối sẽ là lựa chọn cho bạn. Động tác này giúp khỏe cột sống, vai, hông, giảm lo âu, mệt mỏi, giúp bình tĩnh và giảm trầm cảm nhẹ.

Các bước thực hiện Tư thế đầu sát gối – Janu Sirsasana

  • Ngồi thẳng lưng trên tấm thảm tập yoga, hơi thả người về phía sau, 2 tay chống ra phía sau giữ căn bằng, 2 chân đưa thẳng về phía trước.
  • Từ từ co chân trái vào người, dùng tay kéo chân trái sát háng, sao cho lòng bàn chân trái tì lên đùi chân phải (chân phải vẫn để thẳng nhé). Rồi từ từ hạ đùi chân trái xuống sát thảm nhát có thể.
  • Hít sâu vào, sau đó thở ra kết hợp vươn toàn thân về phí trước, hướng xuống dưới (mỗi lần thở ra lại vươn dài người) giữ tư thế thở tự do. Cố gắng ép sát người xuống, 2 tay có thế kết hợp duỗi thẳng và đan lại nhau ở phía lòng bàn chân.
  • Giũ tư thế này trong 1 phút.
  • Từ từ trở lại vi trí ban đầu theo thứ tự ngược lại. Tiếp tục lại quay lại bước 1 với việc co chân phải, thẳng chân trái.

Tư thế Yoga cúi đầu sát gối

Trong cuộc sống, những căng thẳng từ công việc, gia đình… ai cũng từng phải trải qua. Nếu stress kéo dài quá lâu, tinh thần luôn phải chịu áp lực, cơ thể quá mệt mỏi thì việc điều trị sẽ càng khó khăn hơn. Những người bị stress thường cảm thấy khó chịu, chán nản, buồn bả, lo lắng. Khi đó họ luôn có những hành động cáu gắt, bực bội, sử dụng chất kích thích để trấn áp tinh thần.

Khi bị stress, thực hiện các động tác Yoga giảm căng thẳng sẽ giúp bạn tĩnh tâm, thoải mái hơn. Hy vọng với bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích giúp giải tỏa phiền toái hàng ngày. Để thực hiện các động tác Yoga đúng và an toàn bạn nên tìm cho mình một chiếc thảm Yoga tại nhà phù hợp với bạn.

 [martfury_products_carousel title=”Sản phẩm liên quan” links_group=”%5B%7B%7D%5D” infinite=”true” cat=”dung-cu-tap-yoga” brand=””]

0/5 (0 Reviews)